Lenovo Thinkpad W541 i7-4810MQ, RAM 8G, SSD 256G, VGA Nvidia Quadro K1100M- 2G
Nếu bạn là sinh viên kiến trúc hoặc người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và phải liên tục di chuyển ra bên ngoài thì Lenovo ThinkPad W541 chính là laptop mà bạn đang tìm kiếm. Đây có thể xem là chiếc máy trạm mỏng nhẹ với thời lượng pin trâu nhất so với các sản phẩm cùng phân khúc như M4800 hay Zbook 15.
Đánh Giá Chi Tiết Laptop Lenovo Thinkpad W541
Thiết kế W541
ThinkPad W541 được Lenovo thiết kế lại vẻ ngoài với tông màu nâu mới thay vì màu đen như trước đây. Vẫn là lớp vỏ được phủ nhưng, nhưng có vẻ dễ bám vân tay hơn.
ThinkPad W541 mỏng hơn so với người đàn anh W530, kiểu màn hình được thiết kế lại dạng hít nam châm. Không còn nút trượt giữ màn hình. Điều này làm cho máy mỏng hơn nhưng theo cảm nhận của mình sẽ không được chắc chắn như trước.
Bộ khung của ThinkPad W541 vẫn giữ nguyên thiết kế cũ. Vỏ máy bên ngoài là nhựa bảo vệ (Riêng phần nắp hoàn toàn bằng hợp kim), bên trong là lớp khung hợp kim Nhôm – Magie. Mang lại cho tổng thế máy có độ dày phù hợp, cân nặng vừa phải nhưng vẫn rất chắc chắn. ThinkPad W541 là máy trạm nhẹ nhất so với 2 đổi thủ cạnh tranh là Dell Precision M4800 và HP ZBook 15.
Màn hình
Không chỉ thay đổi về thiết kế, Lenovo còn trang bị có Lenovo Thinkpad W541 một màn hình IPS độ phân giải 2880 x 1620 và màn FHD 1920×1080 ( tùy từng phiên ban ). Với độ sáng đạt trên 300NITS, khi dùng Thinkpad W541 dưới những môi trường có ánh sáng mạnh cũng không quá khó khăn. Với việc tái tạo cân bằng màu trên màn hình Lenovo Thinkpad W541 cũng khá tốt kết hợp với màn IPS nên hình ảnh cho ra có màu sắc sống động và góc nhìn rộng.
Bàn phím và Touchpad Lenovo ThinkPad W541
So với những mẫu máy dòng Thinkpad W Series không có bàn phím số thì Thinkpad W540 hay Thinkpad W541 thực sự là điểm nổi bật với bàn phím số riêng. Bàn phím chiclet có kích thước vừa phải hợp lý giúp cùng lực tác động trên phím hợp lý dùng bạn dễ dàng thao tác hơn. Bàn phím thay đổi Touchpad trên Lenovo Thinkpad W541 cũng được thay đổi từ 5 nút bấm sang 3 nút bấm tạo cảm giác Touchpad rộng rãi hơn như cũng touchpad trên Thinkpad W541 hỗ trợ cảm ứng đa điểm và cảm giác bấm rất êm.
Cấu hình:
ThinkPad W541 sở hữu cấu hình mạnh mẽ, tối ưu cho công việc thiết kế đồ họa. Máy được trang bị chip Intel Core i7-4810QM, card Nvidia Quadro K1100M, RAM 8GB DDR3, ổ cứng SSD 256GB.
Chip Core i7 mạnh mẽ cùng card đồ họa Quadro tối ưu cho công việc dựng hình, thiết kế giúp máy thể hiện rất tốt trong quá trình render. Tuy nhiên khi chơi game trên chiếc máy này thì trải nghiệm không thực sự tốt. Máy chỉ có thể đáp ứng được 1 số game cơ bản như Fifa Online, Liên Minh Huyền Thoại hoặc CS:GO ở mức thiết lập trung bình với FPS đạt được trong khoảng 60.
Loa:
Loa của ThinkPad W541 khá tệ. Âm thanh phát ra không trong trẻo, độ chi tiết không cao, gần như không có âm bass. Điểm duy nhất vớt vát lại là khi bật max volume thì loa không bị rè.
Dàn loa này sẽ phù hợp cho các cuộc họp online và video call hơn là phục vụ mục đích nghe nhạc giải trí.
Cổng kết nối:
Nhìn chung ThinkPad W541 sở hữu đầy đủ cổng kết nối cho dòng máy trạm.
Cạnh phải bao gồm khóa Kensington, 1 cổng USB 2.0, 1 cổng USB 3.0 và 1 ổ đĩa quang.
Cạnh trái có cổng ThunderBolt, cổng VGA, 1 cổng sạc USB Power Share để bạn dễ dàng sạc đầy điện thoại trong các tình huống khẩn cấp, 1 cổng USB 3.0, đầu đọc thẻ, khe cắm Express Card và jack tai nghe 3.5mm.
Cổng mạng và jack nguồn được bố trí ở cạnh sau máy, ngay sát 2 bên viên pin. Đây là 1 điểm cộng lớn vì 2 loại kết nối này sẽ không còn gây vướng víu và che đi khuyết điểm của viên pin 9-cell lồi ra ở cạnh sau.
Dưới đáy máy có 1 cổng docking để mở rộng kết nối.
Điểm trừ nhỏ là W541 không có cổng HDMI như ở trên M4800.
Pin:
Đối với các loại máy trạm thông thường, thời lượng sử dụng pin thường chỉ rơi vào khoảng 3 tiếng đến 3 tiếng rưỡi. Tuy nhiên W541 lại sở hữu cục pin trâu hơn rất nhiều. Khi sử dụng các tác vụ thông thường, W541 có thể hoạt động liên tục 5 tiếng với pin 6-cell và 7 tiếng với pin 9-cell. Kể cả khi render thì viên pin 6-cell cũng có thể hoạt động trong 4 tiếng.